Đào Tạo Kế Toán
Đây là khóa thực hành bám sát vào kiến thức thực tế. Những gì bạn được học, được chia sẻ, được thực hành… là những gì chúng tôi giải quyết hàng ngày cho khách hàng của chúng tôi trên khắp cả nước. Bởi, mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là “Học là để làm”.
Thật tuyệt, tất cả các khóa học tại SAFUTA học viên đều có thể học thử 2 buổi trước khi đóng học phí chính thức.
KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH TỔNG HỢP DÀNH CHO NHỮNG AI?
Các đối tượng phù hợp với khóa học bao gồm:
>> Sinh viên ngành Kế toán vừa tốt nghiệp nhưng yếu nền tảng kiến thức thực tế;
>> Sinh viên khác ngành nhưng đang làm việc công việc kế toán, cần tìm hiểu về kế toán thuế;
>> Kế toán viên của các doanh nghiệp nhỏ, ít va chạm thực tế các vấn đề về thuế;
>> Kế toán viên làm việc tại các công ty gia đình, không được đào tạo về kế toán, không có kiến thức về nghiệp vụ kế toán, kế toán thuế.
TẠI SAO BẠN NÊN THAM GIA KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH TỔNG HỢP TẠI SAFUTA?
SAFUTA – đơn vị đứng đầu trong việc cung cấp dịch vụ Pháp lý và Kế toán, với kinh nghiệm xử lý hồ sơ cho nhiều doanh nghiệp. SAFUTA tự tin không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn về ngành, các khóa học tại SAFUTA còn cam kết 5 điều sau:
1. Lớp học không quá 14 học viên nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo;
2. Sau tốt nghiệp, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn còn có kỹ năng mềm để trở thành một kế toán viên lành nghề, chứ không phải một nhân viên “có bằng Kế toán”;
3. Chương trình học là những kinh nghiệm thực tế, mà SAFUTA tích lũy hơn 10 năm qua trong suốt quá trình hoạt động;
4. Nội dung các bài thực hành, bài tập là những vấn đề, tình huống thực tế mà SAFUTA đã giải quyết cho các doanh nghiệp;
5. 100% học viên sau tốt nghiệp đều đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu công việc của một kế toán viên lành nghề.
CHÚNG TÔI CÓ NHỮNG KHÁC BIỆT GÌ SO VỚI CÁC ĐƠN VỊ KHÁC?
Khi tham gia khóa học Kế toán Thực hành Tổng hợp tại SAFUTA, bạn sẽ nhận thấy 5 điểm khác biệt mà không phải Trung tâm đào tạo Kế toán nào cũng có, bao gồm:
1. Bạn phải tiếp nhận khối lượng kiến thức khổng lồ, tương đương kinh nghiệm 2 năm của một kế toán viên;
2. Sau buổi học, bạn phải dành ít nhất 2 tiếng để làm bài tập về nhà;
3. Bạn phải học bù nếu nghỉ học (lịch học bù dựa theo lịch học tại SAFUTA);
4. Bạn phải học lại nếu thi trượt kỳ thi cuối khóa (lịch học bù dựa theo lịch học tại SAFUTA);
5. Bạn phải tương tác, trả lời câu hỏi của giảng viên trong suốt buổi học.
NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH CỦA KHÓA HỌC
Phần I: Tổng quan về khóa học và thuế GTGT (8 buổi)
A/ Tổng quan về khóa học và văn bản quy phạm về thuế (1 buổi)
– Giới thiệu về khóa học, mục tiêu khóa học;
– Giới thiệu văn bản quy phạm về luật thuế;
– Hướng dẫn đọc bố cục thông tư, tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật về thuế;
– Giới thiệu các hành vi thuế;
– Giới thiệu về đối tượng của thuế GTGT, bản chất của thuế GTGT.
B/ Luật thuế GTGT (3 buổi)
– Đối tượng chịu thuế GTGT.;
– Đối tượng không chịu thuế GTGT (26 nhóm);
– Đối tượng không kê khai tính nộp thuế GTGT (7 nhóm);
– Phương pháp tính thuế, khai thuế GTGT;
– Đối tượng chịu thuế suất 0%;
– Điều kiện được hưởng thuế suất 0%;
– Đối tượng chịu thuế suất 5%;
– Đối tượng chịu thuế suất 10%;
– Khai thuế theo phương pháp khấu trừ;
– Nguyên tắc khấu trừ thuế của các đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, không kê khai;
– Điều kiện khấu trừ thuế GTGT;
– Khai thuế theo phương pháp trực tiếp;
– Phương pháp trực tiếp trên doanh thu;
– Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng;
– Thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT.
C/ Thực hành khai thuế GTGT (2 buổi)
– Thực hành lên bảng kê, tờ khai thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn theo phương pháp khấu trừ;
– Thực hành lên bảng kê, tờ khai thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn theo phương pháp trực tiếp;
– Hướng dẫn tra cứu kết quả nộp tờ khai và báo cáo sử dụng hóa đơn.
D/ Cách kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT (3 buổi)
– Kê khai sót hóa đơn đầu ra;
– Kê khai thừa hóa đơn đầu vào;
– Kê khai sai số tiền trên hóa đơn đầu vào, đầu ra;
– Tổng quan về hóa đơn;
– Thời điểm xuất hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ, công trình;
– Thực hành xuất hóa đơn;
– Kiểm tra cuối sắc thuế GTGT.
Phần II: Thuế thu nhập cá nhân (8 buổi)
A/ Tổng quan về thuế TNCN (1 buổi)
– Nguyên tắc, bản chất của thuế TNCN (Theo nguyên tắc điểm gốc);
– Các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến thuế TNCN;
– Tổng quan các nguồn thu nhập chịu thuế TNCN (10 nguồn);
– Xác định đối tượng nộp thuế.
B/ Phương pháp tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công (7 buổi)
– Phân biệt cá nhân cư trú và không cư trú;
– Chi tiết các khoản thu nhập chịu thuế TNCN (10 nguồn);
– Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN;
– Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú;
– Thuế suất theo lũy tiến, nguyên tắc xây dựng biểu thuế lũy tiến theo cách 2;
– Phân tích nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công;
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế;
– Các khoản lợi ích bằng tiền, không bằng tiền;
– Các khoản giảm trừ;
– Nguyên tắc xác định người phụ thuộc, hồ sơ cần chuẩn bị;
– Cách tính thuế TNCN của các nguồn thu nhập khác;
– Căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú;
– Cách tính thuế TNCN của 10 nguồn thu nhập đối với cá nhân không cư trú;
– Thực hành tính thuế TNCN trên số liệu thực tế (cung cấp bảng lương);
– Hướng dẫn lập tờ khai thuế TNCN 05/KK-TNCN hàng quý, 05/QTT-TNCN cuối năm;
– Hướng dẫn một số kiến thức về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động;
– Kiểm tra cuối sắc thuế TNCN.
Phần III: Thuế thu nhập doanh nghiệp (8 buổi)
– Tổng quan về thuế TNDN;
– Phương pháp tính thuế TNDN;
– Xác định thu nhập tính thuế TNDN;
– Xác định doanh thu tính thuế TNDN;
– Xác định chi phí khi tính thuế TNDN;
– Điều kiện chi phí được trừ khi tính thuế TNDN;
– Xác định khoản thu nhập khác;
– Thu nhập được miễn thuế;
– Xác định lỗ và nguyên tắc chuyển lỗ;
– Tính thuế TNDN của các nguồn chuyển nhượng vốn, chứng khoán, bất động sản;
– Xác định ưu đãi thuế TNDN (Ưu đãi về địa bàn, ưu đãi về thuế suất);
– Thực hành tính thuế TNDN trên số liệu thực tế;
– Hướng dẫn lập tờ khai quyết toán năm 03/TNDN;
– Kiểm tra cuối sắc thuế TNDN.
Phần IV: Thực hành sổ sách và báo cáo tài chính trên phần mềm Misa, theo từng lĩnh vực kinh doanh (24 buổi)
1. Khai báo đầu kỳ
– Xác định phương pháp kê khai thuế GTGT, chế độ kế toán (Thông tư 133 hoặc Thông tư 200), phương pháp kê khai hàng tồn kho, tính giá xuất kho;
– Khai báo cơ cấu tổ chức, mã nhà cung cấp, khách hàng;
– Khai báo mã nhân viên, danh mục tài khoản ngân hàng;
– Khai báo mã hàng hóa, nguyên vật liệu đầu kỳ, cập nhật chi tiết số dư chi tiết báo cáo tồn kho hàng hóa, nguyên vật liệu;
– Khai báo mã công cụ dụng cụ, tồn kho công cụ dụng cụ đầu kỳ;
– Khai báo TSCĐ đầu kỳ như: Mã, tên, nguyên giá TSCĐ, thời gian khấu hao, giá trị đã khấu hao, giá trị còn lại TSCĐ, bộ phận sử dụng;
– Khai báo số dư chi tiết của các tài khoản;
– Kiểm tra bảng cân đối số tài khoản đầu kỳ;
– Kết chuyển lãi, lỗ đầu kỳ.
2. Nhập liệu và xử lý phát sinh trong kỳ
– Hạch toán hóa đơn mua hàng hóa, nguyên vật liệu về nhập kho;
– Hạch toán hóa đơn mua dịch vụ;
– Hạch toán mua và ghi tăng công cụ dụng cụ trong các trường hợp cụ thể;
– Hạch toán mua và ghi tăng tài sản cố định, khấu hao TSCĐ, nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
– Hạch toán tiền mặt và việc theo dõi sổ quỹ tiền mặt vào từng thời kỳ;
– Hạch toán tiền gửi ngân hàng và việc theo dõi số dư chi tiết tài khoản từng ngân hàng;
– Hướng dẫn lập định mức nguyên vật liệu (đối với lĩnh vực sản xuất);
– Hướng dẫn lập lệnh sản xuất nguyên vật liệu, phiếu xuất kho, nhập kho (đối với lĩnh vực sản xuất);
– Hướng dẫn theo dõi nhập – xuất – tồn kho, xử lý các vấn đề âm kho, đối chiếu kho;
– Hướng dẫn các phương pháp tính giá thành sản phẩm (đối với lĩnh vực sản xuất);
– Hướng dẫn xuất kho, phân bổ nguyên vật liệu vào cho từng công trình cho hợp lý với dự toán (đối với lĩnh vực xây dựng);
– Hướng dẫn phân bổ chi phí khấu hao nếu 1 máy vào 1 công trình và 1 máy vào nhiều công trình (đối với lĩnh vực xây dựng);
– Hướng dẫn lập hồ sơ, tính và hạch toán lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp và bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất, thi công công trình;
– Hạch toán và theo dõi BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (nếu có);
– Hạch toán hóa đơn bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán…
– Hạch toán hóa đơn bán dịch vụ trong các trường hợp cụ thể;
– Hạch toán sao kê ngân hàng;
– Hướng dẫn đối chiếu công nợ phải thu, phải trả.
3. Cuối kỳ
Về báo cáo tài chính:
– Bảng cân đối kế toán;
– Lập kết quả hoạt động kinh doanh;
– Lập lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp (trực tiếp và gián tiếp);
– Thuyết minh báo cáo tài chính;
– Lập báo cáo quyết toán thuế TNDN cuối năm;
– Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN cuối năm theo đúng luật kế toán.
Về sổ sách kế toán:
– Hướng dẫn cách đánh lại số chứng từ;
– Hướng dẫn cách in theo lô từng loại sổ sách và chứng từ đính kèm;
– Hướng dẫn kẹp hồ sơ, chứng từ trước khi quyết toán;
– Hướng dẫn in đầy đủ các sổ sách bao gồm: Sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết các tài khoản.
Hướng dẫn in các báo cáo cần thiết cho công ty:
– Tổng hợp, chi tiết công nợ phải thu của khách hàng;
– Tổng hợp, chi tiết công nợ phải trả nhà cung cấp;
– Bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí trả trước;
– Bảng tính khấu hao tài sản cố định cuối mỗi năm;
– Tổng hợp tồn kho;
– Sổ quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng;
– Bảng lương theo từng tháng.
Trình tự lĩnh vực giảng dạy:
– Lĩnh vực thương mại;
– Lĩnh vực dịch vụ;
– Lĩnh vực sản xuất;
– Lĩnh vực xây dựng;
Phần V: Bài kiểm tra tổng hợp (1 buổi)